Căn bếp là nơi tạo ra những món ăn ngon, dinh dưỡng của cả gia đình. Chính góc nhỏ xinh xin ấy đã điểm thêm gia vị cho hạnh phúc, tiếng cười mỗi nhà. Khi căn bếp trở nên gọn gàng, khoa học, mẹ sẽ thảnh thơi hơn với công việc nhà. Đồng thời mang đến những bữa ăn đảm bảo chất lượng cho cả gia đình. Để giúp mẹ san sẻ nỗi lo vào bếp, chúng tôi xin được chia sẻ 10 bí kíp sắp xếp căn bếp trở nên gọn gàng, vừa khoa học lại đẹp mắt. Các mẹ hãy dành một chút thời gian đọc và tham khảo nhé!
Căn bếp là nơi tạo ra những món ăn ngon, dinh dưỡng của cả gia đình. Chính góc nhỏ xinh xin ấy đã điểm thêm gia vị cho hạnh phúc, tiếng cười mỗi nhà. Khi căn bếp trở nên gọn gàng, khoa học, mẹ sẽ thảnh thơi hơn với công việc nhà. Đồng thời mang đến những bữa ăn đảm bảo chất lượng cho cả gia đình. Để giúp mẹ san sẻ nỗi lo vào bếp, chúng tôi xin được chia sẻ 10 bí kíp sắp xếp căn bếp trở nên gọn gàng, vừa khoa học lại đẹp mắt. Các mẹ hãy dành một chút thời gian đọc và tham khảo nhé!

-
Hãy loại bỏ những thứ không cần thiết
Các không gian nên được đơn giản hóa bằng cách loại bỏ những thứ không cần thiết. Ngay cả khu bếp cũng vậy. Điều đó không có nghĩa, bạn đem vứt toàn bộ dụng cụ nấu nướng. Thay vào đó, hãy xem xét những loại gia vị hay nguyên liệu nào hết hạn hoặc không còn dùng được nữa thì bỏ đi. Đây là cách sắp xếp căn bếp đơn giản nhất ai cũng có thể làm được.

Việc loại bỏ những thứ không cần thiết giúp bạn tối ưu diện tích căn bếp. Đồng thời xua đi những luồng khí xấu ra và mang đến sự thoải mái hơn cho khu vực nấu nướng. Những lúc vào bếp, các mẹ cũng thấy nhẹ nhàng và tiện lợi hơn khi muốn lấy những thứ mình cần.
-
Sắp xếp đồ dùng nhà bếp theo chiều dọc
Mẹ sẽ có thêm nhiều không gian nếu áp dụng cách sắp xếp đồ dùng nhà bếp theo chiều dọc. Các loại bát đĩa hay nắp nồi nên được đặt đúng kết cấu kệ. Thay đổi cách xếp chồng lên nhau giúp cho không gian được tối ưu hơn. Nhìn khu vực nhà bếp trở nên gọn gàng, ngăn nắp. Khi nấu nướng, mẹ cũng tiện cho việc lấy đồ dùng nhanh và dễ dàng. Đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp và mang lại nguồn năng lượng tích cực những lúc xắn tay áo lên chế biến món ăn.
-
Tận dụng triệt để mọi không gian trống

Bếp chứa rất nhiều nguyên liệu, gia vị và đồ dùng nấu nướng. Đôi khi không gian hiện tại làm mẹ cảm giác chật chội và khó chịu. Tuy nhiên luôn có cách để khiến mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn. Chẳng hạn như tận dụng khu vực bồn rửa bát hoặc cánh cửa đựng đồ. Nếu xung quanh có quá nhiều mảng tường trống, mẹ có thể treo nồi, chảo hay bình gia vị. Chỉ cần một tấm lưới gắn đinh hoặc bảng treo đính móc sẵn, mẹ đã biến khu bếp đơn điệu trở nên gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp.
Ngoài ra, mẹ hoàn toàn có thể thiết kế các góc trống nhỏ bằng cách trang trí thêm vài phụ kiện dành cho nhà bếp. Chẳng hạn như chậu cây cảnh có tác dụng khử mùi và khử khuẩn. Không chỉ đẹp mà còn hỗ trợ mẹ mang đến không gian, môi trường trong lành, thoáng đãng để căn bếp sạch sẽ.
-
Lựa chọn vị trí đặt thùng rác

Trong lúc nấu nướng và sinh hoạt thường ngày, các gia đình sẽ tạo ra một lượng lớn rác từ các nguyên liệu hư hỏng hoặc bỏ đi. Đây cũng là nguyên nhân khiến căn bếp xuất hiện các mùi hôi khó chịu và vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển. Để đảm bảo vệ sinh an toàn, mẹ nên duy trì thói quen đổ rác mỗi ngày và sử dụng loại thùng rác có nắp đậy. Đồng thời đặt nó ở những nơi phù hợp sao cho không gây cản trở lúc đi lại mà vẫn giúp căn bếp nhìn thoáng đãng, sạch sẽ.
-
Dùng các dụng cụ nhà bếp đa tính năng

Đây là cách làm giảm số lượng dụng cụ trong nhà bếp. Nếu như bình thường mẹ cần 2 chiếc nồi khác nhau để nấu cơm và hầm cháo hoặc súp thì có thể chỉ cần tới 1 cái nồi áp suất đa tính năng. Bằng cách này, không gian đựng đồ dùng nhà bếp sẽ giảm xuống. Khu nấu nướng chế biến thức ăn cũng gọn gàng hơn. Mẹ sẽ giảm gánh nặng và thời gian làm việc nhà. Không những thế còn tiết kiệm một khoản chi phí mua sắm đáng kể cho các dụng cụ nhà bếp.
-
Phân loại đồ dùng cùng chức năng vào một nơi

Hiểu đơn giản đây là cách sắp xếp những món đồ dùng nấu nướng vào cùng một khu vực sao cho thuận tiện nhất. Chẳng hạn như tất cả các loại bát từ to đến nhỏ hoặc hộp đựng gia vị bao gồm muối, mắm, đường, tiêu...Bằng cách này, mẹ có thể dễ dàng tìm ra thứ mình cần khi nấu ăn mà không sợ bị nhầm lẫn. Đồng thời khiến căn bếp trở nên tối giản, hiện đại và gọn gàng, ngăn nắp.
-
Thiết kế thêm móc treo và giá treo

Nếu đã gắn bó với căn bếp nhiều năm, đôi lần mẹ phải lục xục lôi hết tất cả các cái nồi ra chỉ để lấy một cái chảo. Thật mất thời gian phải không nào? Tại sao mẹ không thiết kế thêm những chiếc móc và giá treo vào không gian bếp. Đừng coi thường những phụ kiện “nhỏ nhưng có võ” này nhé. Mẹ có thể sắp xếp tất cả các loại nồi, chảo vào móc treo và gia vị lên giá. Khi vào bếp nấu ăn, cần cái gì là có thể lấy vừa nhanh vừa chính xác lại cực kỳ gọn gàng.
-
Dán nhãn đồ dùng thừa

Có những nguyên liệu hoặc gia vị chưa dùng hết. Nếu bỏ đi thì cũng thật lãng phí nên các mẹ thường giữ chúng lại. Tuy nhiên khi số lượng càng nhiều, căn bếp sẽ càng chật vì mỗi thứ đặt lung tung mà không có bất cứ quy tắc nào. Thật ra, mẹ có thể sử dụng dán nhãn đồ dùng thừa vào các túi nguyên liệu đó rồi đặt chúng chồng lên nhau. Khi cân dùng chỉ cần nhìn tên trên nhãn là lấy được món cần. Chẳng cần lục tung những túi đựng khác, mẹ có thể nhìn thấy thứ mình muốn chỉ trong vài giây.
-
Sử dụng tủ đựng đồ thông minh

Bất kể nhà bếp gia đình nào luôn có một không gian đặt tủ đựng đồ. Tuy nhiên các thiết kế bình thường chỉ có thể sử dụng các ngăn chính. Do đó, số lượng đồ dùng đựng được không đáng là bao. Với tủ đựng đồ thông minh lại khác. Mọi vị trí trên chiếc tủ đều được khai thác triệt để. Từ ngăn trong, cánh cửa và thậm chí là giá đỡ. Các mẹ nên lựa chọn một chiếc tủ đựng thông mình tùy theo điều kiện tài chính sao cho việc nấu nướng dễ dàng và tiện dụng hơn. Chẳng hạn như mẫu có ngăn kéo ra kéo vào.
-
Dọn vệ sinh căn bếp sau khi nấu nướng và ăn xong

Đa phần mọi người thường có xu hướng cả nhà ăn cơm xong khi đi rửa bát mới bắt đầu dọn dẹp. Tuy nhiên để căn bếp lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, mẹ nên xây dựng thói quen này. Việc rửa trước một vài cái nồi vừa mới dùng để nấu ăn hoặc lau dọn vệ sinh mặt bếp khiến không gian trở nên thoáng đãng, dễ chịu. Khi bước vào căn bếp cảm giác thích thú. Chắc chắn, mẹ sẽ không hề thích cái cảnh vừa tan làm về nhà lại nhìn thấy một chồng bát đũa và nồi niêu chưa rửa đang để lung tung trên mặt bếp phải không nào?
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ xong 10 bí kíp giúp mẹ thông thái sắp xếp căn bếp khoa học, đẹp mắt. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích giúp mẹ giảm đi áp lực công việc nhà. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến nội dung trên, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.